• Liên hệ tư vấn:
    0976868246
  • Thời gian mở cửa:
    8:00 - 18:00

QUY TRÌNH LẮP ĐẶT VÀ BẢO DƯỠNG ĐIỀU HOÀ ÂM TRẦN

Điều hòa áp trần được sử dụng khá phổ biến trong nhiều không gian sống hiện nay. Tuy nhiên không giống với những điều hòa khác, ở điều hòa áp trần thì dàn lạnh được gắn gần tường và liền ngay dưới trần nhà. Vậy lắp đặt điều hòa âm trần như thế nào là đúng cách và đảm bảo hiệu quả làm lạnh của thiết bị? Cùng xem qua hướng dẫn quy trình lắp đặt, bảo dưỡng điều hòa áp trần từ chia sẻ của các chuyên gia HOMETECH ngay bên dưới đây nhé!

13.1

ĐIỀU HOÀ ÂM TRẦN LÀ GÌ?

Điều hoà âm trần là dòng điều hoà được thiết kế có cấu trúc chìm trong phòng. Có thể được gắn lên trần nhà, cửa ra vào,… Đặc biệt hệ thống thoát nước thải được bơm tự động bơm ra. Vì thế mà khi lắp đặt không cần xử lý độ dốc như trên các dòng điều hoà treo tường. 

31.5

Ưu điểm của điều hoà âm trần

  • Khử ẩm và khử bụi tốt, nên với khu vực đòi hỏi độ ồn thấp thường sử dụng kiểu máy điều hoà âm trần

  • Lắp đặt và vận hành tương đối dễ dàng

  • Giá thành nói chung không cao

  • Nhờ có lưu lượng gió lớn nên phù hợp với các khu vực tập trung đông người như: Rạp chiếu phim, rạp hát, hội trường, phòng họp, nhà hàng,...

Nhược điểm của điều hoà âm trần

Đối với các phòng lớn, đông người ở một nơi thì hệ thống điều hoà trung tâm xử lý nhiệt ẩm rất tốt. Còn với các toà nhà làm việc, khách sạn, công sở,… không gian lắp đặt bé, có nhiều phòng nhỏ với các chế độ hoạt động khác nhau, đồng thời làm việc không cao thì hệ thống này không thích hợp.

QUY TRÌNH LẮP ĐẶT ĐIỀU HOÀ ÂM TRẦN

1. Lựa chọn vị trí lắp đặt

Ưu điểm của điều hòa áp trần là có thể tận dụng không gian trần và tường, dẫu vậy thì khi bố trí dàn lạnh, bạn cũng phải cần chú ý chọn các vị trí có đủ các yếu tố dưới đây:

  • Vị trí cần thoáng không có vật cản.

  • Vị trí đảm bảo luồng không khí được luân chuyển tối ưu.

  • Vị trí mà nước ngưng tụ được thoát tốt nhất.

  • Vị trí mà trần nhà đủ vững, đủ kiên cố để chịu được sức nặng của máy.

  • Vị trí rộng rãi, thuận tiện cho việc sửa chữa bảo dưỡng.

Bên cạnh đó, không nên lắp đặt điều hòa áp trần ở các vị trí sau:

  • Vị trí có chứa các chất khí rò rỉ dễ gây cháy nổ

  • Vị trí cạnh cửa ra vào

  • Vị trí có dầu khoáng hay hơi dầu, bột kim loại.

31.6

2. Tiến hành lắp dàn lạnh điều hòa âm trần 

Đầu tiên, thực hiện chọn vị trí lắp đặt dàn lạnh của điều hòa âm trần (hay còn được gọi là cục lạnh: khối trong nhà). Ở phía trên trần mặt ống tạo một cổng để phục vụ sửa chữa và bảo trì.

  • Định vị chính xác vị trí của dàn lạnh lên trần thạch cao để thực hiện lấy dấu khoan 4 lỗ treo ty.

  • Thực hiện khoan lỗ treo ty. Ở công đoạn này cần đảm bảo thẳng hàng và vuông góc mặt sàn giúp máy lạnh không bị xô lệch trong không gian.

  • Bắt bulong nở và đảm bảo chắc chắn, an toàn.

  • Treo ty bắt dàn lạnh lên kèm theo đai ốc khóa, tránh hiện tượng tự tháo.

  • Gác dàn lạnh sơ bộ lên vị trí tương đối.

  • Đảm bảo khoảng cách giữa trần nhà và thạch cao đủ tiêu chuẩn để có thể giấu được dàn lạnh âm trần, đạt thẩm mỹ cao nhất

31.7

LƯU Ý: Điều hòa hoạt động với động cơ xả ngược. Khi lắp đặt, dùng thước thăng bằng và lắp theo phương ngang. Công suất và kích thước sẽ tùy vào từng hãng khác nhau.

3. Tiến hành lắp đặt dàn nóng điều hòa áp trần

Trước khi tiến hành lắp đặt dàn nóng điều hòa áp trần bạn cũng cần phải chú ý dù đặt dàn nóng ngay trên mặt đất hay trên mặt sân thượng thì cũng phải để chúng ở trên kệ. Có như thế thì dàn nóng mới được bảo vệ tốt nhất. Ngoài ra, nếu không gian của bạn không có sân thượng bắt buộc phải treo dàn nóng trên tường thì phải đảm bảo sử dụng giá treo có đủ độ chắc chắn và an toàn. Thêm nữa, khi bắt dàn nóng vào giá treo hay kệ đỡ thì nhớ lắp kèm cùng các đệm cao su có tác dụng giảm chấn.

Một lưu ý nữa trong quá trình lắp đặt dàn nóng điều hòa áp trần chính hãng đó chính là bạn phải đảm bảo được:

  • Khoảng cách mặt sau của máy với vật cản phải lớn hơn 300 mm

  • Khoảng cách mặt trước của máy với vật cản lớn hơn 1000 mm

  • Khoảng cách mặt cạnh của máy với vật cản lớn hơn 500 mm.

31.9

4. Lắp đặt nối ống Gas

Đối với điều hòa áp trần thì khi kết nối ống gas, dây điện và ống nước chúng ta cần lưu ý về chiều dài đường ống và chênh lệch độ cao.
Theo đó khi đường ống quá dài sẽ khiến cho công suất và tuổi thọ của điều hòa giảm. Còn khi đường ống uốn cong quá nhiều hay bị co thì sẽ làm giảm công suất làm lạnh. Nếu bạn không chú ý điều này còn sẽ dẫn đến tình trạng hư hại máy nén (Block)

Đường nối ống gas cần tuân thủ theo các thông số khuyến cáo sau:
- Độ dài tối đa: 30m
- Độ dài tối thiểu: 3m
- Độ cao tối đa: 17m
- Kích thước ống lỏng: 9.52 mm
- Kích thước ống hơi: 19.05 mm

5. Loe ống gas điều hòa áp trần

Chú ý làm sạch ống đồng điều hòa áp trần trước khi loe. Trong khi cắt ống tránh đè mạnh và cắt sâu. Nhớ bọc lớp cách nhiệt polyurethane ở chỗ nối ống.

6.  Đấu dây điện điều hòa áp trần 

Thật chắc chắn trong việc đấu nối toàn bộ dây điện điều hòa áp trần. Lưu ý không để dây điện không chạm vào ống gas hay quạt hay bất kỳ bộ phận khác. Nối dây dựa theo các ký hiệu trên điều hòa.

7. Chạy thử điều hòa áp trần

Hoàn tất 6 bước trên thì công việc quan trọng cuối cùng đó là chúng ta sẽ kiểm tra lại toàn bộ, dọn dẹp vật tư dư thừa để khu vực lắp đặt được thông thoáng. Sau đó tiến hành cấp nguồn điện cho điều hòa áp trần để chạy thử “test” máy trong 30 phút.

Khi điều hòa áp trần hoạt động hãy tiến hành kiểm tra tất cả các thông số của điều hòa. Điều chỉnh nhiệt độ về chế độ chuẩn và sau khi không có bất cứ vấn đề gì thì thợ lắp đặt sẽ hướng dẫn vận hành và bàn giao lại cho khách hàng.

13.1

Lắp đặt điều hòa áp trần hay bảo dưỡng điều hòa áp trần đều không quá khó tuy nhiên nên được thực hiện bởi người có chuyên môn để đảm bảo an toàn. Ngay hôm nay, nếu có nhu cầu lắp đặt hãy liên hệ ngay Hotline 0976 868 246 của Homtech để được đội ngũ thợ điều hòa lâu năm của của chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng nhất!

Đăng ký để nhận Bản Tin
0976868246