• Liên hệ tư vấn:
    0976868246
  • Thời gian mở cửa:
    8:00 - 18:00

CỤC NÓNG ĐIỀU HOÀ ĐỂ NGOÀI TRỜI CÓ SAO KHÔNG?

Hiện nay nhu cầu mua, lắp đặt máy lạnh để sử dụng ngày càng trở nên phổ biến và không ngừng tăng cao. Xuất phát từ thực tế đó, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm máy lạnh đến từ các thương hiệu khác nhau được cung cấp. Mặc dù có tính năng, giá bán và tuổi thọ khác nhau nhưng khi mua máy lạnh về, bạn cần phải lắp đặt đúng cách thì chúng mới có thể hoạt động hiệu quả. Máy lạnh có hai phần chính là cục nóng và cục lạnh. Nếu như cục lạnh thường được lắp đặt trong nhà thì cục nóng được lắp đặt ngoài trời. Vậy cục nóng điều hòa để ngoài trời có sao không? Nếu có thì nên lắp đặt cục nóng ở vị trí nào là tốt nhất?

1. Cục nóng điều hòa để ngoài trời có sao không?

Cục nóng của máy lạnh được dùng để chuyển hơi nóng từ bên trong phòng ra môi trường bên ngoài.

Tuy nhiên, nếu để cục nóng ngoài trời, nó sẽ gặp phải một số vấn đề như: Các loại con trùng chui vào nhưng không thoát ra ngoài được, lá cây kẹt vào trong,... dẫn đến cục nóng bị lỗi.

Nếu để thiết bị trong thời gian dài tiếp xúc với nắng, mưa thất thường, điều đó sẽ làm giảm hiệu suất hoạt động của nó. Từ đó, bạn sẽ mất một khoản chi phí để thay thế cái mới.

75.6

Mặc dù các hãng sản xuất liên tục tung ra các công nghệ cũng như kiểu thiết kế để giúp cục nóng điều hòa chống chọi với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Tuy vậy, việc lắp đặt cục nóng điều hòa mà không có mái che, phơi mưa, nắng ngoài trời quanh năm là không nên.

Bạn cần lắp cục nóng ở những nơi thông thoáng, khô ráo, tránh tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời. Nếu có thế, bạn hãy thiết kế mái che riêng cho cục nóng, để tránh chịu ảnh hưởng từ môi trường.

2. Những sai lầm cần tránh khi lắp đặt cục nóng

Trong quá trình lắp đặt cục nóng, nhiều người thường mắc phải những sai lầm giống nhau về lựa chọn vị trí. Chính vì vậy trước khi tìm hiểu về vấn đề cục nóng điều hòa để ngoài trời có sao không, bạn nên tham khảo những vị trí cần tránh khi lắp đặt bộ phận này:

Không lắp đặt cục nóng trong nhà

Chức năng của cục nóng là vận chuyển hơi nóng từ bên trong phòng ra môi trường bên ngoài. Do đó, nếu lắp trong nhà, không khí trong phòng trở nên nóng bức, làm cho cục lạnh phải hoạt động liên tục để điều hòa không khí, dẫn đến tăng chi phí điện năng cũng như tuổi thọ cục lạnh giảm.

75.3

Lắp cục nóng ngoài trời nhưng không dùng các biện pháp che chắn

 Khi lắp cục nóng ngoài trời, nó sẽ thường xuyên chịu các tác động từ môi trường bên ngoài. Nếu để trong một thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các linh kiện bên trong.

Không được lắp đặt cục nóng điều hòa đặt cao hơn cục lạnh

Khi lắp đặt như vậy, khí gas bên trong sẽ bay hơi hết trong khi dầu sẽ đọng lại và vô tình gây thêm nguy cơ chảy ngược lại vào trong dàn lạnh từ đó làm ảnh hưởng đến hoạt động của điều hòa. Tuy nhiên nếu bắt buộc phải đặt cục nóng ở những nơi cao hơn cục lạnh, bạn có thể lắp đặt thêm hệ thống bẫy dầu bằng cách uốn ống dẫn dầu hình chữ U để giữ, ngăn dầu chảy theo đường ống đến dàn lạnh mà không thể quay lại lốc

75.1

3. Nên đặt vị trí cục nóng điều hoà ở vị trí nào là tốt nhất

Khi lựa chọn vị trí để lắp đặt cục nóng điều hòa, bạn nên chọn những nơi có không gian mở để không khí có thể thổi tự do trên máy nén và bình ngưng; dễ dàng tiếp cận để bảo trì, vệ sinh; không có bất kỳ vật cản đằng trước; tường lắp đặt phải được khoan chắc chắn.

Cục nóng nên được đặt ở nơi thông thoáng và được bảo vệ

Có thể thấy, dàn nóng thông qua hoạt động của hệ thống ống đồng sẽ sản sinh hơi lạnh và mang hơi vào dàn lạnh.

Cấu tạo của dàn nóng có phần phức tạp hơn vì đa phần công việc của hệ thống điều hòa sẽ do dàn nóng đảm nhiệm vì thế nó thường được đặt bên ngoài ở những vị trí thông thoáng và đảm bảo có được sự che chắn bảo vệ.

Chú ý khoảng cách giữa 2 cục nóng - lạnh và tường

Dàn nóng điều hòa nên lắp đặt cách tường ít nhất 10cm, đặt làm sao để hướng gió thổi vuông góc với quạt của dàn nóng, tránh trường hợp đặt quạt ở nơi có gió thổi thẳng trực tiếp. Nên chọn vị trí để dễ dàng vệ sinh – bảo dưỡng để máy hoạt động hiệu quả và bền lâu hơn.

75.2

Khoảng cách tối đa giữa dàn nóng và dàn lạnh (khoảng cách giữa cục nóng và cục lạnh điều hòa) thông thường nên là 15m cho máy có công suất từ 9000 – 12000 BTU, còn khoảng cách tối thiểu giữa 2 dàn là 3m để máy có thể hoạt động tốt nhất.
Khoảng cách độ cao giữa 2 dàn càng gần càng tốt, chênh lệch độ cao không quá 0.5m. Lưu ý cục nóng điều hòa đặt cao hơn cục lạnh là không tốt cho hoạt động của thiết bị.

Vị trí dễ dàng vệ sinh

Nên lắp ở vị trí thấp sao cho dễ bảo dưỡng và vệ sinh máy lạnh. Tránh lắp vị trí quá cao sẽ khó tháo dỡ nếu có trục trặc gì xảy ra.

4. Che cục nóng máy lạnh đúng cách

Dàn nóng của điều hòa máy lạnh cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến lượng tiêu thụ điện năng của gia đình. Vậy nên bảo quản cục nóng là vấn đề cần chú trọng nhất.

Không che kín cục nóng

Tuyệt đối không được dùng bất cứ thứ gì che đậy kín dàn nóng, chỉ có thể làm mái che chắn hạn chế nắng mưa tạt vào.

Vì dàn nóng có nhiệm vụ tỏa nhiệt ra môi trường việc che đậy quá kín dễ làm hỏng các bộ phận của thiết bị. Mái che dàn nóng bạn có thể tự làm tại nhà hoặc liên hệ các đơn vị thi công uy tín thiết kế “mái nhà” cho cục nóng của gia đình.

74.3

Tránh gió thổi trực tiếp vào quạt của cục nóng

Lắp đặt nên tìm nơi thông thoáng, gió tốt. Không nên chọn chỗ quá kín để tránh cục nóng bị bí không xả hơi ra được.

Tránh những nơi gió thổi trực tiếp, vì nó sẽ gây ra một lực ép rất lớn làm hao điện. Cần chọn nơi gió thổi ngang qua, hoặc vuông góc với hướng quạt là tốt nhất. Vì khi đó, gió sẽ thổi nhiệt độ đi, giúp nó tản nhiệt nhanh hơn và ít tốn điện hơn.

Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã biết mình có nên lắp đặt cục nóng ở ngoài trời không và vị trí nào là tốt nhất để đặt bộ phận này giúp cho máy lạnh luôn hoạt động hiệu quả. Bên cạnh vị trí tốt, bạn cũng nên thực hiện các thao tác lắp đặt đúng kỹ thuật để nâng cao hiệu quả hoạt động và bảo vệ tuổi thọ của máy lạnh

Đăng ký để nhận Bản Tin
0976868246